- Chọn giống: cây giống có thể được ươm từ hạt hoặc nhân giống bằng các ghép nêm chồi. Giống năng suất nhất và đầu ra được thương lái thu mua nhiều là giống chanh Đài Loan, được nhập khẩu trực tiếp hoặc giống Đài Nông F1 (Đài Nông 1) được nhân giống tại Việt Nam.Giống nhập khẩu đảm bảo về nguồn gốc nhưng thường hao hụt nhiều do vận chuyển dài ngày từ Đài Loan về Việt Nam. Trong khi giống Đài Nông F1 cũng có chất lượng tương đương nhưng được ươm trồng tại Việt Nam nên chất lượng cây giống tốt hơn, cây con khỏe mạnh, tỷ lệ hao hụt ít.
- Đất trồng chanh dây: không yêu cầu quá cao, miễn là đất xốp, thoát nước tốt
- Kỹ thuật trồng: Đất trồng chanh dây không yêu cầu quá cao, miễn là đất xốp, thoát nước tốt: Đất ở khu vực Tây Nguyên và các vùng lân cận được cho là phù hợp nhất. Trước khi trồng cần dọn sạch cỏ dại, ban đất bằng phẳng để tiện chăm sóc, với đất dốc cần tiến hành đánh các rãnh thoát nước chống xói mòn, rửa trôi. Đất trước đó trồng tiêu hoặc trồng cà phê, cần tiến hành xới đất, canh tác 2-3 vụ màu trước khi trồng chanh dây để giảm lượng tuyến trùng trong đất
- Kỹ thuật chăm sóc chanh dây:
Tưới nước: Cây chanh dây cần nhiều nước nhưng không chịu được ngập úng, cần thường xuyên kiểm tra độ ẩm và tưới nước kịp thời, đặc biệt là giai đoạn cây nảy chồi sau thu hoạch, giai đoạn cây đậu quả đến lúc thu hoạch quả. Trong mùa khô có thể sử dụng các vật liệu có sẵn ở địa phương như trấu, rơm, xác bèo… để phủ gốc.
Làm cỏ: Làm cỏ thường xuyên ít nhất 4-5 lần 1 năm, thường xuyên giữ vườn tược thông thoáng, hạn chế được các loại côn trùng, sâu bệnh gây hại. Tăng hiệu quả phân bón. Phần bồn và sát gốc, nên làm cỏ bằng tay, hạn chế làm tổn thương bộ rễ
Cắt tỉa cành, tạo tán:
Khi cây cao được 0,8 – 1m ta tiến hành bấm ngọn để cây sinh cành thứ cấp. Giữ lại 3-5 cành khỏe mạnh, tỏa đều các hướng trên giàn.
Khi cây bắt đầu phủ giàn, cần thường xuyên cắt tỉa các cành yếu, cành có dấu hiệu sâu bệnh. Trong mùa mưa cần vặt bỏ các lá già, lá sát gốc, vừa tăng khả năng quang hợp, gây ức chế giúp cây ra nhiều hoa hơn, hạn chế được sâu bệnh ẩn nấp.
Sau khi thu hoạch, để tăng năng suất cho vụ sau, cần cắt bỏ các cành đã mang trái. Để lại thân và các cành từ mặt đất tới giàn. Sau một thời gian cây sẽ ra chồi mới. Năng suất sẽ được đảm bảo.
- Thu hoạch:
Tùy vào tốc độ sinh trưởng của cây, sau 3-6 tháng cây bắt đầu ra hoa đậu quả. Từ lúc đậu quả đến khi thu hoạch là khoảng 3 tháng.
Bắt đầu thu hoạch khi quả bắt đầu chuyển sang màu hồng, tím nhạt (Với giống chanh dây tím). Nên thu hoạch đồng loạt khi tỷ lệ trái chín trên 70%. Giúp năng suất vụ sau ổn định hơn.
Khi thu hoạch cần tiến hành các biện pháp đảm bảo quả không bị trầy xước, bầm dập giảm giá trị thương phẩm. Nếu có điều kiện nên phân loại riêng quả loại 1 và quả loại 2.
Sau khi thu hoạch cần tiến hành vận chuyển ngay đến nơi tiêu thụ, hạn chế tích trữ số lượng lớn, dễ phát sinh các loại nấm bệnh lây lan từ các quả bị bệnh sau các quả lành lặn
Hãy là người đầu tiên nhận xét “Chanh leo đài loan”