- Chọn giống: Hiện nay có nhiều phương pháp để nhân giống cây mít, tuy nhiên phương pháp ghép là tối ưu nhất, giữ được đặc tính cây mẹ, cây khỏe mạnh, lâu cỗi, thời gian thu hoạch nhanh và ổn định. Các phương pháp khác như ươm hạt hoặc chiết cành, thường cho giống kém chất lượng, chi phí cao… không phù hợp với nhu cầu thực tế.
- thời điểm trồng mít:
Mít có thể trồng quanh năm, miễn là đáp ứng được việc tưới nước, giữ ẩm và che mát trong thời gian đầu. Nếu không có thể chọn thời điểm đầu mùa mưa là thích hợp nhất (tháng 5-7 dương lịch).
- Chuẩn bị đất trồng mít
Mít có thể trồng ở vùng đồng bằng hoặc vùng cao như Tây Nguyên. Nhìn chung đất phải đủ dinh dưỡng, pH trung tính, không nhiễm phèn, có khả năng thoát nước tốt, tầng canh tác từ 1-2m.
- Đối với đất vùng đồng bằng, khi trồng cần tiến hành khơi rãnh (sâu 40-50cm / rộng 50-100cm – tùy theo thủy cấp của mỗi vùng) đắp mô cao 40-70cm. Mỗi mô trồng 1-2 hàng mít
- Đối với đất ở các vùng cao (dốc khoảng 5% – 7%) chỉ cần đào hố rộng 40 – 50cm.
- Mỗi cây bón lót 30-40kg phân chuồng hoai mục + 0,5kg phân lân + thuốc chống mối mọt + chế phẩm Trichoderma. Nếu đất có pH thấp (đất chua, cần tiến hành xử lý bằng cách bón vôi, và tiến hành trước thời điểm xuống giống ít nhất 3-6 tháng, kết hợp với tưới nước để tăng nhanh quá trình khử chua, không nên trộn vôi với phân chuồng và các chế phẩm vi sinh, vì vôi có đặc tính sát trùng, sẽ làm chết vi sinh gây lãng phí)
- Trường hợp trồng trên mô đất cần tính toán số lượng cây, bón lượng phân tương ứng và tiến hành cày xới trộn đều vào đất. Trồng trong hố, thì dùng lớp đất mặt trộn đều phân và lấp đầy hố. Tưới đẫm nước. Việc chuẩn bị đất trồng cần tiến hành hoàn tất trước ít nhất 15 ngày so với thời điểm xuống giống
- Kỹ thuật trồng: Khi trồng dùng cuốc xẻng, khơi 1 lỗ tại vị trí trồng cây, lớn hơn bầu ươm 1 chút. Dùng kéo cắt lớp nilon đáy bầu ươm, cắt phần rễ đuôi chuột (rễ cọc bị xoắn lại). Đặt cây giống mít vào lỗ, nén nhẹ đất xung quanh đồng thời rút phần nilon còn lại ra khỏi bầu. Việc này cần tiến hành nhẹ nhàng, cẩn thận, tránh làm vỡ bầu. Nên trồng hơi cao hơn mặt đất xung quanh, vun nhẹ phần gốc để tránh đọng nước. Sau khi trồng nên tưới nước ngay, để làm chặt đất và giúp cây không bị sốc khi ra môi trường mới. Những cây có phần chồi cao, cần cắm cọc cố định, tránh gió làm gãy đổ. Nếu trồng vào thời điểm mùa khô, cần có các biện pháp phủ gốc, che nắng thích hợp
- Chăm sóc
– Năm đầu tiên mỗi cây cần 1,5kg vôi bột; 10kg phân hữu cơ; 0,2kg ure; 0,4kg DAP và 0,3kg kali.
– Năm thứ 2 mỗi cây bón 1,5kg vôi bột; 10kg phân hữu cơ; 0,4kg ure; 0,7kg DAP và 0,6kg kali.
– Cần1,5kg vôi bột; 10kg phân hữu cơ; 0,6kg ure; 0,9kg DAP và 0,9kg kali cho mỗi cây ở năm thứ 3. Nếu vườn được trang bị hệ thống tưới tiết kiệm và bón phân qua đường ống thì có thể chia lượng phân hóa học 10 lần bón/năm.
– Từ năm thứ 4 trở đi, bón mỗi gốc 20 – 30kg phân chuồng ủ hoai, 1kg vôi bột sau khi thu hoạch. Còn phân hóa học thì chia làm 3, bón cách nhau 10 ngày. Mỗi gốc cây cần khoảng 0,3kg ure; 0,2kg DAP; 0,15kg kali/lần. Đến thời điểm cây ra hoa giảm xuống còn 0,15kg DAP; 0,1kg kali/lần. Lúc cây đậu trái và nuôi trái bón thêm 0,8kg ure và 0,35kg kali/cây.
– Trong lúc làm cỏ cần chú ý là rễ mít thường mọc nổi nên không cuốc sâu quanh gốc làm sẽ đứt rễ. Đặc biệt, trong giai đoạn đang cho trái nếu làm cỏ để đứt rễ dinh dưỡng bị xáo trộn, trái sẽ nhỏ, chất lượng giảm và đôi khi múi còn bị sượng.
- Thu hoạch và bảo quản mít:
- Thu hoạch khi trái già chuyển màu, lá cuống chuyển sang màu vàng. Vỗ vào vỏ nghe tiếng phát ra trầm ấm đặc trưng. Nên chủ động thu hoạch khi trái già, không nên để chín hẳn mới thu hoạch, gây khó khăn trong quá trình vận chuyển
- Quả sau khi hái thường chín sau 3-5 ngày, do đó cần chuyển ngay đến nơi tiêu thụ
- Mít có thể chế biến thành mít sấy hoặc dùng tươi.
Hãy là người đầu tiên nhận xét “Mít tố nữ”